Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

CHƯƠNG TRÌNH THƠ NHẠC NGỌC PHỤNG


Chương trình Thơ và Nhạc do bạn Ngọc Phụng chủ biên.


 






Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

THĂM GIA ĐÌNH BẠN KIM LAN


       Được tin bạn Kim Lan từ Pháp về thăm cha đau nặng, một số bạn K8 hẹn nhau ra Thủ Đức thăm vào sáng ngày 21 - 06 - 2013.
       Vợ chồng Khiết- Châu ra từ sớm, sau đó có việc riêng đi trước nên không gặp. Số còn lại ra sau gồm : Cúc, Châu Bonsai, Đệ, Nhâm, Đức và Chính.
     Phái đoàn có chụp lại vài tấm hình, nhưng không có nhân vật chính là ba của bạn Kim Lan, vì bác còn mệt chỉ được gặp vài phút thôi!
 
 
 
 
 
 Tin và hình ảnh: Đinh thị Chính
 
 
 
 
 

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

"PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM?"


     Ngoài buổi họp mặt chính thức với Thụ nhân Châu âu, Hội trưởng còn có những buổi "đánh lẻ" gặp anh em K8.



Gặp Trần thị Châu và Kha Tường.


Liên Hương...

Trong bài trước, hai người này biến mất, thì ra Hội trưởng tìm chổ vắng vẻ để truyền những "bí kíp" không có trong sách vở. Thiện tai! Thiện tai!

Đoạn kết của bài trước, Kha Tường xin đơn gia nhập. 
Hội trưởng phán: "Biết quay đầu... là bờ!"

Nỗi lòng của Hội trưởng khi rời Paris:

"Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim... "






HELLO FROM PARIS của BẠN VIÊN THẾ KHANH



     Theo chương trình Hội trưởng nhà ta tiếp tục cuộc du ngoạn đến Paris - Kinh đô của ánh sáng, và có buổi họp mặt với các Thụ nhân Châu âu.


Từ trái qua: Liên Hương, Huy, Khanh, Kha Tường và Mão.

Hằm bà lằng...

Hội trưởng đang nói về chủ thuyết KOSOVO

Bạn Huy, sau bao nhiêu năm khổ ải, bây giờ mới "giác ngộ" ra...

Không bỏ lở cơ hội, HT xuống làm việc trực tiếp luôn.

Ô là la... Chỉ 5 phút sau cả hai biến mất!

Liếc nhìn Kha Tường thấy có khả năng kết nạp được...

Trong khi Mão đang suy nghĩ mông lung...

Hehehe! Thêm một con nhạn sắp sa lưới.

Kha Tường " Đời ta bây giờ đâu còn chi nữa, "lặn" mấy chục năm rồi mà HT vẫn moi ra... "

" OK? "

Thôi thì... "Một liều, ba bảy cũng liều!"

Ai sẽ nằm trong tầm ngắm tiếp theo? Hãy đợi đấy!

K8 và K11 vui vẻ bên Hội trưởng.









Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

SỰ KIỆN DỒN DẬP...


Tháng 6 - 2013, có nhiều sự kiện dồn dập quá! Vợ chồng bạn Phạm văn Xuân chu du Saigon, sinh nhật hai bạn Chính và Đệ và bạn Võ thị Châu từ bển về thăm chồng xem coi hổm rày có sứt mẻ gì không. Tất cả gom vào một tụ luôn!


Ngày của hai ta... Hahaha!!!

Trời, sung sướng hết biết!


Mặt đứa nào không vui là... đứa đó trả tiền!

Vớt vát chút đỉnh...

Đệ lim dim "Chưa có ngày nào sung sướng như hôm nay!"

Không có gì ngăn trở nổi hai ta, dù có thằng mập ngồi ở giữa!

Rồi sau đó, phải quay về nhà ăn chút cơm nguội!

"Nếu có gì, chúng mình là chị em nhé" (Nói thế nhưng vẫn nghe tiếng nghiến răng)

Tàn cảnh!






Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

XUÔI NAM - Bài 1



     Tôi và cô hàng xóm vừa hoàn tất một chuyến du hành xuôi từ miền Bắc Virginia lạnh lẻo về miền Nam với các địa danh nhiều tên tuổi, cũng như có đông cư dân VN như Atlanta ở Georgia; New Orleans ở Louisiana; Houston, San Antonio, Fort Worth, Dallas ở Texas.  Sau đó là vòng trở về xuyên qua các tiểu bang như Arkansas, Tennessee, và Virginia.  Chuyến đi kéo dài 13 ngày, đoạn đường đi và lang thang tổng cộng 4200 miles (6720km).  Vì xe nhà đã cũ, nên tôi đành thuê một chiếc hạng trung (Intermediate) là Chrysler 200 để đi, cũng may được cho chiếc xe còn mới toanh, mới chạy có 508 miles.  Tổng số tiền xăng đã chi là $500, rẽ hơn tiền vé máy bay một chút là $600.

     Chuyến đi này lẻ ra đã thức hiện từ năm ngoái 2012, nhưng vì không kịp nghiên cứu đường đất, nên đã dời qua năm nay 2013.  Vào năm 2012, tình cờ ngồi nhìn bản đồ toàn nước Mỹ, tôi khám phá ra là từ thủ phủ Denver của Colorado, ngoài chuyện lang thang với thú ngâm nước nóng ở Hot Springs ở Glenwood Springs, tôi có thể chạy đi thăm Arches National Park của Utah nằm kề sát đường ranh biên giới tiểu bang.  Thêm vào đó, từ Denver nếu lái nhanh, tôi chỉ mất chừng 6 tiếng là có thể viếng thăm cái núi có tạc hình của 4 vị tổng thống Hoa Kỳ ở South Dakota.  Sẽ kể chuyện này chi tiết hơn trong bài "10 ngày giong ruỗi miền núi" sau nha các bạn.

     Ngày đầu chuyến đi là nhắm đến Atlanta Georgia thăm gia đình bà chị, và một bạn K8 là chị Lê Thị Thành ở Marietta.  Thành phố Marietta được dùng làm bối cảnh trong phim nổi tiếng Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the wind).  Nói ra thì mắc cở, tôi đã xem phim này 4 lần, nhưng chưa bao giờ xem hết trọn phim.  Không vì ngũ gục thì cũng bị kéo đi đâu đó giữa chừng.  Cứ hẹn lần hẹn lựa, mà vẫn chưa có dịp xem lại.  Đọan đường dự tính chỉ có 10 tiếng lái xe, không ngờ lại mất đến hơn 11 tiếng, vì kẹt xe dọc đường do tai nạn.  Có khúc chỉ có 5 miles, vậy mà tôi ma^'t đến cả giờ mới vượt qua được.

     Lần này nhờ sử dụng GPS, tôi đã tìm được nhà bà chị dễ dàng hơn ngày xưa cầm bản đồ giấy.  Nhà cửa, thương mại đều phát triển mạnh ở khu vực vòng đai của Atlanta.  Nhà cửa với vườn tược trông rất mát mắt.  Khu vực nhà bà chị tôi ngày xưa còn trống rỗng, nay các căn nhà đắt tiền, các cơ sở làm ăn đã mọc lên che kín.  Cũng giống như các nơi có cộng đồng Á Châu lớn mạnh, người Đại Hàn đã mạnh dạn làm ăn với các của hàng siêu thị cực lớn, không thua gì các cửa hàng Safeway, Krogers, v.v.  Dĩ nhiên là các siêu thị Đại Hàn đã đánh gục không ít các chợ Tàu, VN, Mễ nho nhỏ trong vùng.  Ngay cả các siêu thị Mỹ hạng trung cũng chết như thường.

     Chạy ra khu phố gần nhà, chúng tôi 4 người kéo vào thưởng thức đồ ăn trong quán Le Mekong.  Ngồi trong quán Le Mékong đã lôi kéo tôi không ít về quán Mékong ở Dalat năm nào.  Tôi hỏi thăm chủ quán có quen biết hay họ hàng chi với anh chàng Tài Bữu hay bà chị ca sĩ Trúc Mai ngày nào không, thì người nhân viên cũng chẳng biết.  Ngày ấy, đầu tháng mới lảnh tiền mới dám vào ngồi ở Mékong, hay Tùng.  Chứ thường thì chỉ dám lang thang ở các quán vĩa hè, hay xe sinh tố / cà phê đầu ngỏ.

     Trang hoàng thoáng và sạch sẽ, cộng với sự thân thiện trong sự tiếp đãi, quán Le Mékong đã vượt qua giai đoạn khó khăn lúc đầu.  Bây giờ chỉ cần phát triển các món ăn cho ngon hơn, thì chắc chắn thu hút được khách hàng.  Giá tiền các món ăn, tôi nhận thấy rẻ hơn độ 20% so với Khu Eden ở Virginia.  Chỉ tiếc một chút là chị Thành bận việc nhà, thêm nữa là ở xa cách 45 phút lái xe.  Thêm là giờ kẹt xe, nên tôi không dám kèo nài mời chị và ông xã đến ăn tối chung.  Nhưng tôi không quên nhắc chị Thành là cố gắng rũ thêm bạn bè về tham dự ĐHTN-2014 ở Montréal, có như thế chúng tôi mới có dịp ngồi lại chung bạn bè cùng lớp năm nào, rồi còn so sánh ai già hơn ai, hay là chúng ta đã già như nhau?!

     Buổi tối ngồi nói chuyện với bà chị và ông anh rễ đã về hưu, tổng kết lại phe ta ở Atlanta cũNg xất bất xang bang với cái bong bóng đất đai, nhà cửa, cơ sở thương mại trong thời gian 8 năm vừa qua.  Chẳng cứ gì là phe ta, Tàu, Mễ, Ấn, Đại Hàn, Nhật... phe nào cũng thê thảm.  Mà trên toàn thế giới chứ nào đâu chỉ có ở Mỹ hay ở VN.  Có như vậy chúng ta mới thấy cái hay của nhóm tư bản với "phú quý kế" đã đưa ra những cái thấy mà ham, khó mà cưỡng lại không lao đầu vào.  Nghĩ lại từ câu chuyện "chim cút" hồi trước 75, rồi qua Mỹ "cơn gió Stock", phải chịu thua các thầy chú tư bản đã giăng lưới khắp nơi.  Dĩ nhiên cũng có người làm giàu, nếu nhảy ra kịp thời.

     Đã lâu không đi xa, ngồi lái xe liên tục 11 tiếng rưỡi cũng chăm, nên tôi xin phép đi nghỉ trước, mặc dù ai nấy vẫn còn hào hứng với câu chuyện thành bại trong cuộc đời.  Đoạn đường ngày mai, sơ sơ 500 miles, hy vọng chỉ mất chừng 8 tiếng, cứ hy vọng như thế để có được giấc ngủ ngon đêm nay.
(còn tiếp)

NĐTrọng & Thanh Đan






XUÔI NAM - Bài 2




     Từ lâu tôi đã tập thành thói quen, mỗi sáng thức giấc sớm tập thể dục cho toàn thân máu huyết chạy ngon lành.  Đến khi đi xa, thói quen này lại càng không dám bỏ qua.  Lý do là mỗi ngày đều lái xe nhiều, ăn uống thất thường, mà không bảo đảm chuyện tiêu hóa điều hòa hàng ngày thì kể như xong đời.  Đang tập thể dục (môn Thập Thức Bảo Kiện Pháp) thì đã nghe tiếng lục đục của bà chị thức giấc rũ ông anh rể xuống pha cà phê và lo đồ ăn sáng cho hai đứa tôi.

     Xuống nhà đã thấy cà phê và bánh mì, mứt, pâté sẳn sàng, kèm theo đó là vài cái bản đồ viết tay chỉ dẫn đường đi đến Biloxi và New Orleans, cùng các thắng cảnh nên viếng.  Thì ra bà chị và ông anh rể đã thức đêm để vẻ bản đồ cho tôi, cùng các lời nhắn nhủ, như nên chạy ra khỏi Georgia hẳn đổ xăng cho rẻ, ghé Biloxi thăm ngôi chùa VN, cùng các sòng bài đẹp, và quán bánh mì Pháp duy nhất của VN, v.v.  Mà giá xăng phải công nhận rẻ thiệt khi vào địa phận của Alabama, thấp hơn 40 xu cho 1 gallon.

     Chuyến du hành lần đầu lái xe đường dài thật xa đã cho tôi nhiều kinh nghiệm,xin kể ra đây để chia xẻ cùng quý anh chị nào còn muốn làm một chuyến viễn du trước khi quá muộn.  Trong mấy người quen biết, có một ông đã về hưu, lại còn bị Stroke nhẹ từ hơn 10 năm trước.  Không biết sao ông lại hứng chí rũ bà vợ làm một chuyến xuyên ngangg nước Mỹ, tức là đi từ Virginia đến California rồi vòng lại.  Bà vợ hãi nghe quá không dám đi, thế là ông một mình lên đường, và đi chầm chậm.  Kết quả không ngờ là một tháng sau, ông trở về bình an, ai nấy đều phục lăn.

     Nếu có lái đường xa, thì ít nhất là phải nghỉ lại một ngày, tức là ở hai đêm cho một khách sạn.  Dĩ nhiên là chúng ta cần nghiên cứu đường đất để đi chơi trong ngày, ngoài chuyện gặp bạn bè cà phê cà pháo cho vui.  Không hẳn là bạn bè TN, bạn bè trên Internet coi vậy chứ rất thân tình, sẳn sàng chỉ dẫn đồng hương trên đường du lịch.  Chưa kể chuyện chúng ta lại còn đem đến cho họ nhiều chuyện vui, hữu ích.

     Còn chuyện thuê khách sạn, các bạn không cần phải đặt trước cả tuần, hay hai ba tuần đâu.  Tôi nghiệm ra là ngoại trừ các bạn thích một loại khách sạn nào đặc biệt, còn không thì chúng ta dễ dàng thuê khách sạn với giá rẻ.  Lý do tại sao?  Bởi vì các khách sạn đều không muốn để phòng trống.  Cho dù họ hạ giá 50%, họ vẫn có lời hơn là bỏ không.  Theo tôi biết, chi phí để thay khăn trãi giường, khăn tắm, xà phòng, hút bụi cho một phòng cở như Grand Marriott, Grand Hyatt cũng chỉ vào khoảng $20.  Khách sạn nhỏ hơn thì lại càng ít hơn.  Do đó nếu bình thường giá $150 một đêm, ngay cả cho bạn thuê với giá $75, họ cũng lời chán.  Đây là chuyện bình thường thôi nha, không thể áp dụng vào những dịp lễ đặc biệt, ví dụ như dịp hội Mardi Grass ở New Orleans, thường là du khách phải đặt trước 1 năm.






     Trước khi ra khỏi tiểu bang Georgia, tôi thấy nhà máy ráp xe của hãng KIA của Đại Hàn thật lớn.  Làm tôi nhớ lại là cũng có gặp hãng ráp xe của hãng BMW của Đức ở South Carolina, rồi Huyndai của Đại Hàn ở Alabama.  Trước giờ cứ nghĩ là hãng xưởng của Mỹ ra ngoại quốc, không ngờ cũng có ngày hãng xe ngoại quốc mở trong nước Mỹ.  Điều này có nghĩa là phí tổn nhân công, thuế má ở Mỹ vẫn còn rẻ hơn là sản xuất bên xứ họ, rồi chuyên chở qua Mỹ, đại khái như vậy.




     Sau khi ra khỏi Georgia, xuyên ngang Alabama, là đến tiểu bang Mississippi.  Có lẻ đây là tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ mà tôi gặp từ trước đến nay.  Chạy đến thành phố Biloxi, thấy các ngôi nhà cũ kỷ, dột nát thật thê thảm.  Nhất là các khu vực bị tàn phá bởi cơn bảo Katrina năm nào, hình như là cuối tháng 8/2005 thì phải.  Tôi đã ghé thăm ngôi chùa VN sống sót sau cơn bảo.  Nghe nói lại là rất nhiều người dân VN ở địa phương và lân cận, Phật Giáo cũng như Công Giáo, đều góp tay vào việc xây dựng ngôi chùa Vạn Đức này.  Dự trù sẽ khánh thành vào ngày Thứ Bảy, thì cơn bảo Katrina kéo đến vào ngày Thứ Năm.  Hình ảnh ngôi chùa bị nước tràn ngập, các vị tu sĩ và bà con đến sớm hầu hết đều phải lên mái chùa mà ngồi cho qua cơn bảo.  Thật là thê thảm!




     Kế bên ngôi chùa Vạn Đức là nhà thờ Thánh Tử Đạo VN, được quý vị linh mục và giáo dân thành lập tiêu biểu cho cộng đoàn công giáo VN vùng Biloxi, MS.  Dĩ nhiên là trước ngôi chùa Vạn Đức thật lâu.  Giữa nhà thờ và chùa là một khoảng đất rộng bỏ hoang, sâu bên trong là một căn nhà được bao phủ bởi một hàng cây cao.  Sau hỏi thăm mới biết là người chủ nhà đòi giá quá cao, nên mặc dù nhà thờ đã mua hết các căn nhà còn lại với giá cao hơn bình thường rồi với mục đích làm bãi đậu xe, nhà thờ vẫn không kham nổi với cái giá chủ nhân căn nhà đòi hỏi.







     Sau khi đi qua nhà thờ và ngôi chùa thì gặp tiệm bánh mì Le Bakery & Café.  Thấy trong quán rất đông khách địa phương Mỹ, Mễ, và VN.  Lâu lắm tôi mới gặp cảnh mấy anh chàng phi công mặc áo liền quần ngồi gặm bánh mì tán dóc với nhau, có thể là giờ ăn trưa và chán với cơm nhà bàn trong căn cứ không quân gần đó chăng?!  Tôi và cô hàng xóm hí hững vào xem và mua bánh mì ổ đặc biệt, thử bánh croissant, sinh tố bơ (avocado), cà phê sửa đá, và hơi thất vọng nếu đem so sánh với các cửa hàng bánh mì khác của VN ơ Virginia, hay California.  Cũng phải thông cảm là ở một nơi khỉ ho cò gáy như Biloxi mà có một tiệm như vầy cũng là đở khổ lắm rồi.


     Ngày cơn bảo Katrina vào năm 2005, Mississippi chỉ cho mở sòng bài (casino) trên sông hoặc trên biển.  Lúc ấy nhìn chiếc tầu nơi bà con đánh bạc nằm nghiêng trên bãi cát thấy thê lương làm sao.  Bây giờ thì khá hơn, có lẻ do thay đổi luật lệ, Biloxi có chừng 10 sòng bài hạng trung xuất hiện, nghe nói khá nhất và đẹp nhất là Imperial Palace.  Để câu khách VN, các sòng bài cũng thường mời các ca sĩ VN về trình diễn. Vì trơi mưa, u ám và ngại kẹt xe khi vào New Orleans, còn cách 1 1/2 giờ nữa, tôi bỏ ý định la cà đi thăm các sòng bài nơi đây.  Thú vị cho tôi, lúc lái xe đi chầm chậm qua các sòng bài, nằm trên con đường ngay sát bờ biển, tôi mới nhận ra là cát biển nơi đây trắng và mịn quá chừng.  Làm tôi nhớ lại năm nào dạo bước lang thang ở phố cảng Cam Ranh, VN.

    Nhà cửa ở Biloxi ngày xưa chỉ chừng $US20,000 đến $US30,000 cho một căn trung bình. Bây giờ nghe nói đã lên ít nhất là gấp hai, có lẻ nhờ vào sự xuất hiện của các sòng bài chăng?!

    Hôm đó trời khá âm u, chẳng thấy ánh mặt trời, tôi chỉ chụp vài tấm kỷ niệm nơi đi qua, quý anh chị có nhìn không rõ cũng ráng xem nha. :-)

(còn tiếp)

NĐTrọng K8 và cô hàng xóm Thanh Đan






XUÔI NAM - Bài 3


      Nóng lòng muốn đến New Orleans cho sớm cũng không xong.  Cơn mưa dai dẳng, lúc nặng lúc nhẹ kéo dài mãi cho đến khi lấy phòng ở khách sạn.  Chuyến đi này thật cảm động vì bạn bè các nơi sẽ đến đều liên lạc thường trực qua email, và điện thoại hỏi thăm đã đến đâu rồi, đi có an toàn không, chừng nào đến.  Có lẻ ít có ai làm một chuyến chu du như tôi, cứ như chạy giặc không bằng.
      Chúng tôi bò vào thành hố New Orleans nổi tiếng với khu French Quarter, nhạc Jazz, cũng như là nơi thiệt hại nặng nhất trong trận bão Katrina vào năm 2005.  Nhằm lúc giờ đi làm về, xe cứ nhích từng chút một.  Nhưng cũng nhờ thế mà tôi có dịp nhìn thành phố New Orleans từ trên cao.  Trừ khu Downtown với các kiến trúc mới, khu French Quarter và gần đó trong thật cũ kỷ.  Tôi nhìn thấy những nhà thờ kiểu dáng lạ lùng, phủ đầy rêu phong.  






     Tôi cũng nhìn thấy hình dáng của sân vận động, nơi tị nạn bão lục của người dân New Orleans trong cơn bão Katrina.  Nhưng cũng rất tai tiếng vì thiếu an ninh.  Nhớ lại ngày ấy có một TN-C, con của anh chị Dư Văn Vạn K5 và Kim Anh K5 kêu gọi cầu cứu.  Anh chị Vạn đã bay từ Virginia xuống Houston để tìm đường vào cứu cậu con trai.  Hình như ngày ấy anh Phạm Đình Mạnh K5 và một bạn TN nào, quên tên, đã xung phong lái xe vượt nước lũ vào cứu con của bạn mình, mang về Houston an toàn. Mỗi lần nhắc đến, vẫn thấy cảm khái trong lòng với tấm chân tình bạn bè TN dành cho nhau.
      Vừa bỏ túi xách xuống thì chị Thuần (TN-KH 1973) và ông xã là anh Thịnh đã gọi, rũ đi uống cà phê để làm quen trước khi chị phải đi làm.  Anh Thịnh là dân CTCT khóa 2, sau khi bị CSVN hành hạ 5 năm trong ngục tù, được thả ra thi anh vượt biển thành công vào năm 1981, và đến định cư ở New Orleans từ ngày ấy đến nay.  Nghe nói anh đã đi làm 2, 3 việc cùng lúc để nuôi gia đình mình, gia đình bên vợ, cũng như đón được chị Thuần qua đoàn tụ, nuôi nấng anh chị em qua sau học hành thành công.  Nhưng cái giá phải trã của anh cũng khá nặng, anh đã bị lệch xương sống vì làm nghề thay võ xe hơi , cứ mãi nghiêng một bên nên bị trật luôn.  Được mổ cứu chữa nhưng không đi thẳng và đi lâu được như trước.  Tôi có dự tính rũ anh đi ta bà thế giới New Orleans cùng tôi, nhưng thấy tình trạng của anh cũng đành bỏ qua ý định.  Chị Thuần bây giờ là y tá cho một trung tâm y khoa đi làm ca đêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng.  Tôi nghe cũng hết hồn, vì đã từng đi làm ca đêm và đã phải bỏ của chạy lấy người vì chịu không nổi.  Cô hàng xóm Thanh Đan tối đó về phòng cười tôi quá chừng, vì anh Thịnh đã lo được không biết bao người, anh chị em, vợ con, gia đình, và có thêm mấy căn nhà cho thuê.  Trong khi đó tôi nuôi có một mình cô hành xóm cũng không xong.  Tôi đành phải an ủi cô là lấy phải  một ông chồng chỉ biết đi du hí thì ráng chịu thôi.


      Nói đến New Orleans và dân VN là người ta thường nghĩ đến cái "Chợ Chồm Hổm" nổi tiếng vào mỗi sáng Thứ Bảy.  Theo như lời chị Thuần thì cái chợ rất ư là "nhếch nhác", nhưng đó cũng là đặc điểm của người dân VN ở New Orleans.  Anh Thịnh đã chỉ tôi đường đi và dặn là phải dậy sớm mà đi vì chợ mở lúc trời còn tối, khi nắng lên thì chỉ còn nước vào dọn rác giùm.  Tôi và cô hàng xóm cũng cố gắng dậy sớm và bật GPS tìm đường đi.  Dù thấy mặt trời lên khi còn nữa đường nhưng tôi cũng quyết định đi tiếp và xem tận mắt cái khu vực Versailles nổi tiếng này.  Đến nơi, may quá chợ vẫn còn mở.  Thấy nhiều gian hàng do các bà cụ ngồi bán chỉ với vài bó rau trồng trong nhà, trông thật thảm.  Rồi nào là cá tươi, tôm tươi, mực tươi, cây trái, rau quả, cây kiểng cũng khá nhiều.  Lại có 2 gian hàng bán gà, vịt sống, thỏ, chó, mèo, bồ câu do 2 ông Mỹ tham gia.  Cô hàng xóm rất lấy làm thích thú khi được nghe lại tiếng gà gáy sau hơn 20 năm xa quê hương.  Vì tiếng gà gáy là một xa xỉ phẩm đối với người dân thành phố.






    Cô nàng rũ tôi đến xem và chụp hình.  Tình cờ tôi phát hiện có con thú rất lạ, đuôi là đuối cá sấu, mình là mình rùa, đầu thì lai giữa rùa và cá sấu.  Ông Mỹ cho biết là con thú này có tên là Allegator Splash Turtle (?), miệng của nó rất mạnh có thể phập đứt cả bàn tay người ta.  Tôi hỏi thăm xem bán bao nhiêu, có lẻ nghĩ rằng tôi mua về nấu súp ăn nên anh ta tính giá $US2/pound, và con này nặng chừng 50 pounds vậy giá là $100.  Mấy người đứng gần xem hỏi tôi mua làm gì, nghe tôi định mua về nuôi ai nấy đều hải hùng.  Có lẻ đây là giống rùa lai cá sấu mà chúng tôi gặp lần đầu trong đời.  Trên mai đầy rong và đất có 3 lằn sọc thẳng đứng và nhìn rất hung tợn.


      Cái khu chung cư ngay sau lưng chợ chồm hổm thật tàn tạ và bẩn, tôi không hiểu sao người ta vẫn ở được.  Hỏi thăm thì được biết là khu Versailles này bị nước tràn ngập tàn phá trong cơn bão Katrina.  Nhiều người đã bỏ đi sau ngày ấy, nên có nhiều nhà, cơ sở thương mại vẫn còn y nguyên cảnh hoang phế.  Không hiểu sao thành phố không dọn sạch luôn cho rồi.  Các cửa hàng VN trong khu vực này trông cũng có vẻ ế ẩm.  Tôi và cô hàng xóm kéo nhau vào tiệm Phở Bằng ăn cho biết, vì thấy họ mở sớm nhất, nhưng cả phở lẫn cơm tấm đều chỉ tạm được.


      Chúng tôi không uống cà phê ở Phở Bằng vì để dành phần thưởng thức cà phê ở quán Le Monde nổi tiếng ở khu French Quarter cùng với món bánh Beignet.  Ai ngờ khi tìm được chổ đậu xe, mò đến được quán Le Monde thì hởi ơi.  Cái đuôi xếp hàng dài cả hàng trăm người.  Đi một vòng shopping các cửa hàng, vòng lại cái đuôi lại càng dài hơn.  Mà trơi thì nóng cả hơn 90 độ F, lại ẩm nữa khiến ai đi không quen chịu không nổi.  Tôi đành cõng cô hàng xóm về và hứa hẹn sáng mai đi sớm cho cô thưởng thức cà phê và bánh beinget ăn sáng.  Chúng tôi vòng lại ngày hôm sau thật sớm lúc 7:30am, dưới cơn mưa tầm tả, bàn ghế của quán vẫn chưa dọn ra hết.  Chiếm được cái bàn và gọi thử món cá phê nóng, cà phê đông lạnh, cùng một dĩa bánh beignet.  Nhưng không ngờ quá kém, thua xa cà phê trong sở hay ở nhà tôi pha.  Và bánh beignet làm hai đứa tôi buồn quá, cũng như nhớ lần đầu tiên được giới thiệu ở nhà Bạch Mao Sư Vương (Châu Tuấn Xuyên K1) sao mà lại ngon như thế.  Có vậy mới biết là cái số, cái thời của con người!  Quán Le Monde đắt khách đuổi ra không hết vì nằm ở vị trí trong tân của French Quarter, đồng thời chuyện ngôi uống cà phê ngoài đường là một thời trang, hay nữa là giá không đắt lắm.




      Du khách dạo sau này khi mua hàng thường tìm xem hàng làm tại đâu.  Khi được biết là "Made in China" họ thường trã lại không muốn mua.  Cho nên không lấy làm lạ khi thấy các anh Tàu hoảng sợ thay vì đề Made in China, mấy anh đổi là Made in PRC.  Chỉ là một sự chơi chữ vì PRC nghĩa là People Republic of China, cũng là mấy anh Tàu mà thôi.  Thêm nữa, mấy anh Tàu còn nghĩ ra chiêu đem hàng qua các nước lân bang nhu VN, Ấn, Hồi, rồi mới gắn nhản xuất cảng qua mắt thiên hạ.
      Chị Thuần và anh Thịnh dù bận nhưng vẫn cố gắng cho chúng tôi một buổi họp mặt ở nhà ăn uống với món đặc sản CrawFish của New Orleans.  Phải công nhận là nhà hàng nơi đây nấu món CrawFish ngon thật, nhứt là các món đi kèm trong nồi súp như khoai tây, bắp, chân giò heo, v.v.  Chị Thuần thấy hai đứa tôi ăn CrawFish và Cua vất vã quá, nên chị bóc sẳn ra dĩa cho hai đứa tôi ăn cho khoái khẩu.  Tôi và cô hàng xóm không quen ăn các món đồ biển nên mỗi lần đụng phải là lọng cọng chẳng ra làm sao.


      Cô hàng xóm giống tôi thích món ăn VN, nên đi đâu cũng hỏi thăm tìm kiếm các nhà hàng VN mà thưởng thức.  Lần này đến New Orleans, đi ăn 4 nhà hàng mà chỉ chấm được có 1 nơi là nhà hàng Tân Định, trang hòang đẹp và đồ ăn cũng khá.  Còn đồ ăn ở tiệm Phở Bằng khu Versailles thì hơi tệ, nhà hàng Nine Roses khu Hretna thi vừa tối vừa dở, tiệm Phở Hòa mới mở cũng không ngon lắm.  Mà quái một điều là cái thùng rác to tướng lại đặt ngay bên hông tiệm, trước cửa, bay ra một cái mùa rất ư là khủng khiếp, còn hơn là cái trung tâm đổ rác của quận Fairfax ở Virginia, nơi tôi làm.  Tôi chọc cô hàng xóm trên đường đi Houston Texas là có thể ông chủ này muốn bà con nhớ lại cái mùi cống và đống rác ngày xưa của vài hàng phở đặc biệt ở VN chăng?!

(còn tiếp)
NĐTrọng & cô hàng xóm Thanh Đan