Sáng lạnh. Trời trong. Nắng đẹp xuyên qua lớp sương mù lãng đãng của ban mai, rồi đan vào vòm lá của ngàn thông xanh mướt, làm tăng thêm vẻ đẹp liêu trai của thành phố Đà Lạt một ngày vào Thu. Con đường lên Viện Đại Học chia hai ngả: Xe Lam theo lối Linh Sơn- Võ Tánh dành cho những ai không có phương tiện di chuyển, và đường Phù Đổng Thiên Vương, vòng theo bờ hồ Xuân Hương và sân Cù, theo lối Giáo Hoàng Học Viện, dành cho đa số những bạn có xe hơi hoặc xe gắn máy.
7H00 - Cổng trường rộng mở. Cửa chính dành cho xe cộ, cửa nhỏ kề bên dành cho bộ hành. Xe Lam từ Hòa Bình đậu ngay trước cổng Viện Đại Học, lũ lượt thả người, hết chuyến này tới chuyến khác. Người và xe cứ thế đổ vào bên trong Viện. Ngày khai giảng niên khóa 1971-1972 là một ngày nắng tuyệt đẹp. Với những sinh viên năm thứ nhứt như chúng tôi, thì chỉ cần nhìn khung cảnh thơ mộng của khuôn viên Viện Đại Học, là đủ để lòng rộn rã một niềm vui khó tả. Nhìn quanh chỉ thấy toàn cảnh đẹp thật hữu tình với cây cảnh được trồng tỉa chu đáo và dốc đồi quanh co, uốn lượn. Mùa tựu trường của " người lớn " có khác: ánh mắt hân hoan, nụ cười rạng rỡ và trang phục thì khỏi nói: thời trang đúng mốt và lịch sự, cứ như đang ở trong khung cảnh của một Đại Học nào đó ở Âu- Mỹ! Chưa đến giờ vào lớp, nên từ bãi đậu xe gắn máy dưới đường, cho tới khoảng sân chung quanh giảng đường Spellnman- nơi sẽ khai giảng khóa học cho năm Nhập Môn- đã đầy nghẹt người và người.
8H00- Giảng đường có sức chứa khoảng 600 nhưng sĩ số ghi danh và hiện diện tới hơn một ngàn, không kể một số sinh viên khóa đàn anh cũng có mặt với các tân sinh viên, nên Spellman phải mở rộng cửa để những ai đứng bên ngoài có thể nghe thầy Khoa Trưởng Trường Chánh Trị Kinh Doanh mở lời chào mừng các " Đại Học Sĩ " và chào đón những người mới hội nhập vào đại gia đình Thụ Nhân như chúng tôi.
Đúng như những gì đã ghi trong Chỉ Nam Sinh Viên mà Võ Hữu Trí đã đưa cho cả nhóm đọc tối hôm qua: thầy Phó Bá Long, tân Khoa Trưởng Trường CTKD xác nhận môn Chánh Trị Học đã không còn nằm trong chương trình giảng dạy. Sinh viên các khóa đàn anh thay nhau chất vấn suốt cả tiếng đồng hồ về vấn đề này, nhưng rồi cũng phải chấp nhận quyết định của thầy Phó Bá Long, một quyết định táo bạo và hợp thời trong hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ. Không biết việc loại trừ môn Chánh Trị có làm ai nao núng hay không, nhưng ngay lúc đó thì những ánh mắt nhìn nhau dò hỏi hay tiếng xì xào, lao nhao chỉ rộ lên một thoáng rồi tắt ngấm, để nhường chỗ cho những nụ cười thật hồn nhiên khi cả hội trường say sưa nghe lời giới thiệu môn học và học trình cả năm, nhứt là khi nghe danh xưng " Đại Học Sĩ " mà giáo sư Phó Bá Long đã gọi các học trò của mình. Sau đó đến phần tóm tắt về trường qui cùng với lời giới thiệu về thành phần giáo sư và các phụ khảo. Cuối cùng, tiềng cười vui càng rộn thêm lên với phần trình bày rất duyên dáng của phụ khảo Trần Đại, một đàn anh Khóa 1 CTKD, khi nói về môn học mà "anh thầy" này phụ trách hướng dẫn ( chung với thầy Tôn Thất Diên ): môn Thông Đạt.
10H00 Phần khai giảng khóa học của năm Nhập Môn coi như đã kết thúc sau chỉ hai tiếng làm quen với không khí đại học và sinh hoạt giảng đường, nhưng mọi người dường như không ai muốn ra về vì hãy còn quá sớm. Đám đông vẫn xớ rớ tìm nhau, chào nhau, gom nhau để bàn tán, kể lễ đủ mọi chuyện. Phần chúng tôi: nhóm bạn năm người mới quen và cùng trọ học trong khu vực nhà thờ Đa Minh, đường Bá Đa Lộc, thì đèo nhau lạng một vòng qua các cơ ngơi của cả Viện. Người vui, cảnh đẹp nên rề rà một thoáng là đã thấy đúng ngọ.
12H00 Bữa cơm " xã hội " với gía bình dân ( 40 đồng ) đủ để no lòng và thay vì về lại phòng trọ thì hai chàng lãng tử gốc Kha Sinh, là Khưu Kim Lộc và tôi, quyết định lội bộ ngược về đầu dốc Võ Tánh để vào CàFé HOÀI, vừa nghe nhạc vừa canh giờ để trở lên Viện cho sớm. Ba chàng còn lại đèo nhau về " nhà " phê cho đã trước khi trở lại Spellman để học hai giờ Doanh Thương Nhập Môn đầu tiên với Thầy Trần Long.
13H00- Lớp học bắt đầu lúc 2 giờ, nhưng khi chúng tôi lên đến Spellman thì các dãy ghế gần sân khấu và bục giảng đã đầy giấy của ai đó rải sẵn để dành chỗ. Hỏi ra mới biết là quý vị kẹp tóc ở các Học Xá Bình Minh và Kiêm Ái đã " xí chỗ " trước từ lúc nào không biết. Cứ tưởng mình lo xa, đi sớm dành chỗ cho chắc ăn, ai dè mấy chị còn nhanh chân hơn nhiều!
14H00- Thầy Trần Long giảng dạy một cách từ tốn và chậm rãi nhưng cũng không kém phần vui tươi như ban sáng. Một phần là vì giờ đầu tiên của khóa học, phần khác là do tính chất quan trọng và mới lạ của môn Doanh Thương nên các " học sĩ ", ngồi trong lớp hay xớ rớ ngoài khung cửa, đều chăm chú theo dõi suốt hai giờ liền.
16H00- Giờ tùy quyền! Cũng là thời gian " chọn mặt gởi vàng " để gom nhau thành nhóm hội học. Lúc này không khí quanh Spellman chẳng khác nào như bầy ong vỡ tổ. Tiếng nhắn nhau trên loa, tiếng gọi nhau rôm rã cùng với tiếng cười lại một lần nữa điểm thêm nét duyên dáng cho buổi chiều Nhập Môn. Trong khi các bạn " SiViVaLat " ( anh Thẩm Trần Khiêm đặt tên này để nói tới nhóm trọ học ở Bá Đa Lộc ) lo tìm người thì tôi nhắn tin tìm một chị bạn bằng cách ghi vài chữ lên bảng và hẹn gặp ở cuối giảng đường. Chị Trần Thị Liên, người đẹp đi học bằng xe Jeep, là người yêu của bạn tôi, Hoàng Song Thu. Thu du học ở Belgique và có nhắn tin chúng tôi gặp nhau để cùng vào chung nhóm cho vui. Tiếc thay, khi tôi dẫn chị Liên và một chị bạn khác (Ngọc Hiếu) vòng ra cửa trước để giới thiệu với các bạn còn lại, thì Hoàng Cương Thường cho biết là đã gom đủ số cần thiết cho một nhóm hội học. Và sáu chị trong nhóm chúng tôi , A-17 lại đều là dân Đà Nẵng, với hai chị Vinh Hòa là Liên Hương vốn thuộc khóa 7, học lại khóa 8CTKD. ( Hai chị Hiếu, Liên " đầu quân " vào nhóm A-36 của anh Thích và là nhóm có gương mặt nữ nổi bật nhứt của năm Nhập Môn: Bùi Thị Giang )
Ngày đầu nhập khóa chấm dứt bằng những nụ cười thật hồn nhiên và rộn rã. Ngày vui hội học là đây: ngày hạnh phúc của " học sĩ " trong không khí ân cần rất ...Thụ Nhân. Ngày của một chiều thu thật hiền hòa của Đà Lạt, và cũng là ngày khởi điểm của một quảng đời trọ học khó quên. Đó là ngày thứ hai 15-11-1971!
7H00 - Cổng trường rộng mở. Cửa chính dành cho xe cộ, cửa nhỏ kề bên dành cho bộ hành. Xe Lam từ Hòa Bình đậu ngay trước cổng Viện Đại Học, lũ lượt thả người, hết chuyến này tới chuyến khác. Người và xe cứ thế đổ vào bên trong Viện. Ngày khai giảng niên khóa 1971-1972 là một ngày nắng tuyệt đẹp. Với những sinh viên năm thứ nhứt như chúng tôi, thì chỉ cần nhìn khung cảnh thơ mộng của khuôn viên Viện Đại Học, là đủ để lòng rộn rã một niềm vui khó tả. Nhìn quanh chỉ thấy toàn cảnh đẹp thật hữu tình với cây cảnh được trồng tỉa chu đáo và dốc đồi quanh co, uốn lượn. Mùa tựu trường của " người lớn " có khác: ánh mắt hân hoan, nụ cười rạng rỡ và trang phục thì khỏi nói: thời trang đúng mốt và lịch sự, cứ như đang ở trong khung cảnh của một Đại Học nào đó ở Âu- Mỹ! Chưa đến giờ vào lớp, nên từ bãi đậu xe gắn máy dưới đường, cho tới khoảng sân chung quanh giảng đường Spellnman- nơi sẽ khai giảng khóa học cho năm Nhập Môn- đã đầy nghẹt người và người.
8H00- Giảng đường có sức chứa khoảng 600 nhưng sĩ số ghi danh và hiện diện tới hơn một ngàn, không kể một số sinh viên khóa đàn anh cũng có mặt với các tân sinh viên, nên Spellman phải mở rộng cửa để những ai đứng bên ngoài có thể nghe thầy Khoa Trưởng Trường Chánh Trị Kinh Doanh mở lời chào mừng các " Đại Học Sĩ " và chào đón những người mới hội nhập vào đại gia đình Thụ Nhân như chúng tôi.
Đúng như những gì đã ghi trong Chỉ Nam Sinh Viên mà Võ Hữu Trí đã đưa cho cả nhóm đọc tối hôm qua: thầy Phó Bá Long, tân Khoa Trưởng Trường CTKD xác nhận môn Chánh Trị Học đã không còn nằm trong chương trình giảng dạy. Sinh viên các khóa đàn anh thay nhau chất vấn suốt cả tiếng đồng hồ về vấn đề này, nhưng rồi cũng phải chấp nhận quyết định của thầy Phó Bá Long, một quyết định táo bạo và hợp thời trong hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ. Không biết việc loại trừ môn Chánh Trị có làm ai nao núng hay không, nhưng ngay lúc đó thì những ánh mắt nhìn nhau dò hỏi hay tiếng xì xào, lao nhao chỉ rộ lên một thoáng rồi tắt ngấm, để nhường chỗ cho những nụ cười thật hồn nhiên khi cả hội trường say sưa nghe lời giới thiệu môn học và học trình cả năm, nhứt là khi nghe danh xưng " Đại Học Sĩ " mà giáo sư Phó Bá Long đã gọi các học trò của mình. Sau đó đến phần tóm tắt về trường qui cùng với lời giới thiệu về thành phần giáo sư và các phụ khảo. Cuối cùng, tiềng cười vui càng rộn thêm lên với phần trình bày rất duyên dáng của phụ khảo Trần Đại, một đàn anh Khóa 1 CTKD, khi nói về môn học mà "anh thầy" này phụ trách hướng dẫn ( chung với thầy Tôn Thất Diên ): môn Thông Đạt.
10H00 Phần khai giảng khóa học của năm Nhập Môn coi như đã kết thúc sau chỉ hai tiếng làm quen với không khí đại học và sinh hoạt giảng đường, nhưng mọi người dường như không ai muốn ra về vì hãy còn quá sớm. Đám đông vẫn xớ rớ tìm nhau, chào nhau, gom nhau để bàn tán, kể lễ đủ mọi chuyện. Phần chúng tôi: nhóm bạn năm người mới quen và cùng trọ học trong khu vực nhà thờ Đa Minh, đường Bá Đa Lộc, thì đèo nhau lạng một vòng qua các cơ ngơi của cả Viện. Người vui, cảnh đẹp nên rề rà một thoáng là đã thấy đúng ngọ.
12H00 Bữa cơm " xã hội " với gía bình dân ( 40 đồng ) đủ để no lòng và thay vì về lại phòng trọ thì hai chàng lãng tử gốc Kha Sinh, là Khưu Kim Lộc và tôi, quyết định lội bộ ngược về đầu dốc Võ Tánh để vào CàFé HOÀI, vừa nghe nhạc vừa canh giờ để trở lên Viện cho sớm. Ba chàng còn lại đèo nhau về " nhà " phê cho đã trước khi trở lại Spellman để học hai giờ Doanh Thương Nhập Môn đầu tiên với Thầy Trần Long.
13H00- Lớp học bắt đầu lúc 2 giờ, nhưng khi chúng tôi lên đến Spellman thì các dãy ghế gần sân khấu và bục giảng đã đầy giấy của ai đó rải sẵn để dành chỗ. Hỏi ra mới biết là quý vị kẹp tóc ở các Học Xá Bình Minh và Kiêm Ái đã " xí chỗ " trước từ lúc nào không biết. Cứ tưởng mình lo xa, đi sớm dành chỗ cho chắc ăn, ai dè mấy chị còn nhanh chân hơn nhiều!
14H00- Thầy Trần Long giảng dạy một cách từ tốn và chậm rãi nhưng cũng không kém phần vui tươi như ban sáng. Một phần là vì giờ đầu tiên của khóa học, phần khác là do tính chất quan trọng và mới lạ của môn Doanh Thương nên các " học sĩ ", ngồi trong lớp hay xớ rớ ngoài khung cửa, đều chăm chú theo dõi suốt hai giờ liền.
16H00- Giờ tùy quyền! Cũng là thời gian " chọn mặt gởi vàng " để gom nhau thành nhóm hội học. Lúc này không khí quanh Spellman chẳng khác nào như bầy ong vỡ tổ. Tiếng nhắn nhau trên loa, tiếng gọi nhau rôm rã cùng với tiếng cười lại một lần nữa điểm thêm nét duyên dáng cho buổi chiều Nhập Môn. Trong khi các bạn " SiViVaLat " ( anh Thẩm Trần Khiêm đặt tên này để nói tới nhóm trọ học ở Bá Đa Lộc ) lo tìm người thì tôi nhắn tin tìm một chị bạn bằng cách ghi vài chữ lên bảng và hẹn gặp ở cuối giảng đường. Chị Trần Thị Liên, người đẹp đi học bằng xe Jeep, là người yêu của bạn tôi, Hoàng Song Thu. Thu du học ở Belgique và có nhắn tin chúng tôi gặp nhau để cùng vào chung nhóm cho vui. Tiếc thay, khi tôi dẫn chị Liên và một chị bạn khác (Ngọc Hiếu) vòng ra cửa trước để giới thiệu với các bạn còn lại, thì Hoàng Cương Thường cho biết là đã gom đủ số cần thiết cho một nhóm hội học. Và sáu chị trong nhóm chúng tôi , A-17 lại đều là dân Đà Nẵng, với hai chị Vinh Hòa là Liên Hương vốn thuộc khóa 7, học lại khóa 8CTKD. ( Hai chị Hiếu, Liên " đầu quân " vào nhóm A-36 của anh Thích và là nhóm có gương mặt nữ nổi bật nhứt của năm Nhập Môn: Bùi Thị Giang )
Ngày đầu nhập khóa chấm dứt bằng những nụ cười thật hồn nhiên và rộn rã. Ngày vui hội học là đây: ngày hạnh phúc của " học sĩ " trong không khí ân cần rất ...Thụ Nhân. Ngày của một chiều thu thật hiền hòa của Đà Lạt, và cũng là ngày khởi điểm của một quảng đời trọ học khó quên. Đó là ngày thứ hai 15-11-1971!
HUỲNH VĂN CỦA
( Qúy tặng :
Thẩm Trần Khiêm
Hoàng Cương Thường
Khưu Kim Lộc
Võ Hữu Trí
Để nhớ : Bùi Văn Rạng. RIP )
Thẩm Trần Khiêm
Hoàng Cương Thường
Khưu Kim Lộc
Võ Hữu Trí
Để nhớ : Bùi Văn Rạng. RIP )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét